THỨ 2 (NGÀY 09/11/2009) LÀ HẠN CUỐI CỦA LỚP VÀ CŨNG LÀ HẠN CUỐI CỦA TRƯỜNG. NHỚ NỘP BÀI ĐÚNG THỜI GIAN NHAN PÀ KON! (THIẾU BÀI SẼ BỊ TRỪ ĐIỂM THI ĐUA LỚP ĐẤY! )
Khung tên (ghi ở góc trái tờ giấy A4 đầu tiên) gồm:Họ và tên:...
Lớp: 12A3
Trường: THPT Trần Bình Trọng
Huyện: Cam Lâm
Tỉnh: Khánh Hòa
Chú ý:- Viết trên giấy A4 (có thế đánh máy hoặc viết tay)
- Viết cả 2 mặt giấy
[center]
Bài thi tìm hiểu về:
“ CHỦ QUYỂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA”[/center]
1/ Một số nét về biển Đông, vùng biển đảo nước ta và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển Đông là biển lớn thứ hai trên thế giới, có diện tích khoảng 3 triệu km2 , tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Camphuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapor, Indonesia, Brunei và Philippin. Biển Đông có nguồn tài nguyên thủy sản, dầu khí và khoáng sản rất lớn, là tuyến đường huyết mạch mang tính chiến lược không chỉ với các nước trong khu vực mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mỗi ngày có từ 200 đến 300 tàu vận tải loại lớn đi qua vùng biển này.
Đối với nước ta, biển Đông có vai trò quan trọng đặc biệt cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh. Bờ biển nước ta dài 3.260 km, có 28 tỉnh, thành phố tiếp giáp biển. Với nhiều cảng biển quan trọng, nhiều danh lam thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng và nguồn tài nguyên phong phú, hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta đều gắn liền với biển.
Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy nằm bên trong đường cơ sở, lãnh hải tính từ đường cơ sở rộng 12 hải lý. (1 hải lý tương đương 1.852 mét), vùng tiếp giáp rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và có hơn 1 triệu km2 thềm lục địa, có trên 4000 hòn đảo, trong đó có một số đảo lớn, đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa án ngự biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở giữa vĩ độ 150 45’ đến 170 15’ Bắc và kinh độ 1100 đến 1130 Đông, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm giữa vĩ độ 60 30’ đến120 Bắc và kinh độ 1110 30’ đến 1170 20’ Đông, cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 248 hải lý.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xa xưa chưa có ai quản lý, theo hiểu biết địa lý của người Việt lúc bấy giờ, hai quần đảo liền một dải và được gọi chung một tên nôm là Bãi cát vàng. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “Đội Hoàng Sa”, lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa của các tàu đắm, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp triều đình, đồng thời đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo. Chúa Nguyễn tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” , lấy người từ thôn Tứ Chính, xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Các hoạt động của nhà Nguyễn tại Hoàng Sa và Trường Sa được lưu lại không chỉ trong tài liệu lịch sử của nhiều tác giả trong nước như: “Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo(1686) hay “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776), “Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821)… mà còn được người nước ngoài ghi chép lại trong một số tác phẩm khi họ đến làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo với tư cách là người kế thừa danh nghĩa chủ quyền của triều đình phong kiến Việt Nam. Pháp đã tiến hành tuần tra, kiểm soát và đóng quân trên đảo. Để quản lý hành chính, chính quyền lúc đó đã sát nhập quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa và cho xây nhiều công trình trên cả hai quần đảo.
Ngày 14/10/1950, Pháp chính thức chuyển giao lại việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, thủ tướng kiêm Ngoại trưởng chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải ý kiến phản đối nào. Về hành chính, năm 1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước và chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý (1961).
Khi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm các đảo phía Đông (tháng 4/1956) và các đảo phía Tây (tháng 1/1974) quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam trong mỗi thời kỳ đã cực lực lên án và kiên quyết phản đối.
Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo các đảo ở Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tuyên bố giành cho mình quyền bảo vệ chủ quyền đó.
Sau khi thống nhất đất nước, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo này. Trong đó, có Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật Biên giới quốc gia năm 2003,… đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Trong các năm 1979,1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã 3 lần công bố Sách trắng về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Gần đây, chúng ta đã phát hiện nhiều thư tịch, gia phả, tài liệu thời nhà Nguyễn ghi lại các hoạt động về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Rõ ràng, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử-pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất quản lý liên tục, có tính kể thừa và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
2/ Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó có những điểm chính:
Lãnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở. Chíng phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuể khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài rìa lục địa, nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói trên, có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các vùng trên.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.
Ngày 23/6/1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trong đó có những điểm chính:
Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tê xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Quốc hội nhấn mạnh cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với các vấn đề bảo vệ vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982.
3/ Một số nét về biển đảo, huyện Trường Sa và công tác tuyên truyền biển đảo của tỉnh Khánh Hòa. 3.1. Khánh Hòa là tỉnh có bờ biển dài 385 km, có hàng trăm đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh, cảng biển, có vị trí gần đường hàng hải quốc tế đi qua, có 6/9 huyện, thị xã, thành phố với 48/138 xã, phường tiếp giáp biển. Đặc biệt có huyện đảo Trường Sa-phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Thời phong kiến và thuộc Pháp, Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa. Đến thời chính quyền Sài Gòn, Trường Sa thuộc tỉnh thuộc tỉnh Phước Tuy. Sau khi thống nhất đất nước, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, Nghị quyết của Quốc hội khóa VII, sát nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 01/7/1989, tỉnh Phú Khánh tách ra thành tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 11/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành, thành lập huyện Cam Lam, Trường Sa… Trong đó có việc: Thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận, thành lập xã Song Tử Tây thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đã, bãi phụ cận, thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
3.2. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã bám sát đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng-an ninh nói chung, công tác bảo vệ, phát triển kinh tế-xã hội vùng biển, đảo nói riêng và đặc điểm
ĐÂY LÀ BÀI THAM KHẢO, PHẦN CÒN LẠI PÀ KON TỰ TỬ (XỬ)[center]